Nâng hạng bằng lái xe B2 lên D cần chuẩn bị những gì?

Nâng hạng bằng lái xe B2 lên D để đáp ứng cho yêu cầu công việc là nhu cầu cần thiết và phổ biến. Tuy nhiên, hầu hết các bác tài chưa biết rõ để nâng hạng bằng lái xe B2 lên D thì cần có những điều kiện gì, phải chuẩn bị thủ tục, hồ sơ gì để có thể nâng bằng lái xe từ B2 lên D theo đúng quy định. Dưới đây Trung tâm Thái Việt sẽ chia sẻ những thông tin chính xác cho những ai đang muốn nâng hạng bằng lái xe B2 lên D.

Nâng hạng bằng lái xe B2 lên D
Nâng hạng bằng lái xe B2 lên D

Điều kiện để nâng hạng bằng lái xe B2 lên D là gì?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về điều kiện đối với người học lái xe thì để nâng bằng B2 lên D gồm các điều kiện sau:

Là công dân nước Việt Nam hoặc là người nước ngoài đang định cư hợp pháp hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. Đối với người nước ngoài thì phải được phép cư trú hoặc đang làm việc hoặc hiện đang học tập tại Việt Nam. Có sức khỏe tốt theo quy định của Bộ Y tế. Có giấy xác nhận trong khoảng thời gian lái xe và số km lái xe an toàn theo quy định.

Người học lái xe b2 để nâng dấu hạng giấy phép lái xe lên các hạng D phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

Điều kiện nâng hạng bằng lái xe B2 lên D yêu cầu tài xế phải có đủ 5 năm kinh nghiệm. Tức là tài xế lái xe có thể học và thi bằng B2 ngay từ đầu còn với bằng D thì không thể học và thi trực tiếp như vậy mà phải có bằng lái xe B2 trước đó, tùy vào số năm kinh nghiệm lái xe để nâng dấu bằng lên D.

Bằng lái xe hạng D điều khiển xe ô tô đến 30 chỗ ngồi
Bằng lái xe hạng D điều khiển xe ô tô đến 30 chỗ ngồi

Độ tuổi được cấp giấy phép lái xe tối thiểu theo quy định hiện nay:

Để lấy giấy phép lái xe bằng lái xe ô tô bạn cần đủ tuổi theo giấy chứng minh nhân dân. Độ tuổi lái xe tối thiểu khi học lái xe là 18 tuổi. Ngoài ra những tài xế lái xe trên 60 thời hạn lái xe sẽ là 5 năm sao khi thi bằng lái xe b2.

  • Từ đủ 18 tuổi trở lên được học bằng lái xe ô tô B1, B2
  • Từ đủ 21 tuổi trở lên được học bằng lái xe hạng C
  • Từ đủ 24 tuổi trở lên được nâng hạng bằng lái xe D,E

>>> Tham khảo thêm thông tin: Nâng hạng bằng lái xe B2 lên C cần chuẩn bị những gì

 

Nâng hạng bằng lái xe B2 lên D hết bao nhiêu tiền

Đây là điều anh chị em tài xế quan tâm nhiều nhất, chi phí nâng hạng bằng lái xe B2 lên D bao gồm các chi phí sau:

– Học phí trọn gói: 4.900.000 VNĐ/ toàn khóa;

– Lệ phí thi: 600.000 VNĐ;

– Lệ phí dợt xe cảm ứng: 500.000 VNĐ/h;

– Lệ phí cấp phát bằng: 135.000VNĐ;

– Tài liệu sách đĩa Lý Thuyết, chụp hình, khám sức khỏe: 115.000 VNĐ;

– Trọn gói: 6.500.000 VNĐ.

Tùy vào trung tâm mà các bạn nộp hồ sơ mà chi phí này có thể khác nhau và chênh nhau lên đến hàng triệu đồng.

Các bạn có thể tiết kiệm tối đa các chi phí nêu trên bằng các cách như: Tự đi khám sức khỏe để giảm thiểu các phí dịch vụ mà các bạn phải chịu. Ngoài ra nếu có xe, các bạn có thể tự tập lái ở các sân bãi trống để tiết kiệm chi phí thầy, chi phí sân. Tận dụng số tiền vào việc tập lái xe chip, xe chấm điểm.

Thủ tục hạng bằng lái xe B2 lên D

Theo quy định nâng hạng giấy phép lái xe quy định nâng hạng bằng lái xe B2 lên D phải lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo, bao gồm:

  • Đơn đề nghị học, thi sát hạch lái xe để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định.
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
  • Giấy khám sức khoẻ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
  • Bản khai thời gian di chuyển và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật.
  • Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch).
  • Bản sao chụp giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch và nhận giấy phép lái xe)

Quy trình hạng bằng lái xe B2 lên D

Nâng hạng bằng lái xe B2 lên D chỉ với 3 tháng
Nâng hạng bằng lái xe B2 lên D chỉ với 3 tháng
  • Giai đoạn 1: Nộp hồ sơ đến cơ sở đào tạo;
  • Giai đoạn 2: Tham gia khóa đào tạo tại trung tâm đăng ký hồ sơ

Thời gian đào tạo: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành lái xe: 280)

Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo:

+ Các môn học lý thuyết, tổng cộng 56 giờ. Trong đó

1) Pháp luật giao thông đường bộ; Thời gian học: 20 giờ
2) Kiến thức mới về xe nâng hạng; Thời gian học: 08 giờ
3) Nghiệp vụ vận tải; Thời gian học: 08 giờ
4) Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông Thời gian học: 20 giờ

+ Môn học thực hành lái xe ô tô:

  • Số giờ học thực hành: 28 giờ;
  • Số km thực hành:      380 km;
  • Xe tập thực hành lái xe: Xe khách hạng D (loại 30 chỗ ngồi).
  • Giai đoạn 3: thi sát hạch cấp phép lái xe

Nội dung Sát hạch gồm 3 phần:

1/Sát hạch Lý thuyết,

2/Sát hạch Thực hành trong hình

3/Sát hạch Thực hành trên đường.

Thí sinh hoàn thành đạt cả 3 phần kiểm tra trên thì được cấp Giấy phép lái xe.

Sát hạch lý thuyết:

Thực hiện trên máy vi tính có cài đặt phần mềm sát hạch của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Ngân hàng đề là 450 câu hỏi ôn tập sát hạch lái xe ôtô). Thí sinh tiếp nhận máy vi tính, nhập số báo danh, kiểm tra thông tin và chọn ô “Vào thi” để bắt đầu bài Sát hạch lý thuyết.

Mỗi đề sát hạch 30 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có từ 02 đến 04 ý trả lời và có từ 01 đến 02 ý đúng. Nếu trả lời thiếu ý đúng được coi là trả lời sai. Sau khi hoàn thành bài kiểm tra hoặc hết thời gian quy định tất cả các câu trả lời của thí sinh (kể cả các câu chưa trả lời hết) được máy tính tự động chấm điểm và lưu lại trong máy chủ.

Thời gian làm bài: 20 phút

Thang điểm 30, điểm đạt từ 28 điểm trở lên.

Thí sinh ký xác nhận kết quả vào Biên bản.

Phần thực hành trong hình:

Thực hiện trên xe khách hạng D 30 chỗ ngồi, có gắn thiết bị chấm điểm tự động tại sân sát hạch đúng theo trình tự các bài như sau:

– Bài 1:  Xuất phát

– Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

– Bài 3: Ghép xe ngang vào nơi đỗ

– Bài 4: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông

– Bài 5: Qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc; Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông

– Bài 6: Qua đường vòng quanh co; Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông

– Bài 7: Thay đổi số trên đường bằng

– Bài 8: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua

– Bài 9: Dừng và khởi hành xe ngang dốc;  Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông

– Bài 10: Kết thúc.

Trong sân sát hạch, ngoài khu vực những bài sát hạch, trên đoạn đường di chuyển giữa các bài sát hạch, thí sinh sẽ gặp và xử lý tình huống nguy hiểm; Tình huống này xuất hiện ngẫu nhiên, bất ngờ tại 05 vị trí trên sân

Thời gian thực hiện: 20 phút

Thang điểm 100, điểm đạt từ 80 điểm trở lên

Thí sinh ký xác nhận kết quả vào Biên bản.

Phần thực hành lái xe trên đường:

Thực hiện trên xe khách hạng D (Loại 30 chỗ ngồi) có gắn thiết bị chấm điểm tự động trên đường giao thông công cộng với chiều dài tối thiểu 2km, có đủ tình huống theo quy định.

Các bài thực hiện:

– Xuất phát

-Tăng số tăng tốc độ

– Giảm số giảm tốc độ

– Kết thúc

Trên quãng đường 2km, các bài Tăng số tăng tốc độ, Giảm số giảm tốc độ giám khảo có thể yêu cầu thí sinh thực hiện nhiều lần không theo thứ tự.

Trong quá trình sát hạch, thí sinh phải chấp hành quy tắc giao thông đường bộ.

Thang điểm 100, điểm đạt từ 80 điểm trở lên

Thí sinh ký xác nhận kết quả vào Biên bản.

Thí sinh sau khi đạt cả 3 phần sát hạch thì được cấp Giấy phép lái xe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *