Hướng dẫn học thực hành lái xe b2 cho người mới bắt đầu

Học thực hành lái xe b2 cho người mới bắt đầu như thế nào? Có nên tự học thực hành B2 ở nhà hay không? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời này và hướng dẫn học thực hành lái xe B2 cho bạn đọc. Cùng theo dõi từng phần của bài viết nhé!

Có nên tự học thực hành lái xe B2 tại nhà hay không?

Việc học thực hành lái xe b2 cho người mới bắt đầu tại nhà mang lại một số lợi ích cho bạn. Tuy nhiên, quá trình này chỉ nên diễn ra với những người đã thành thạo việc điều khiển xe số sàn. Với những người mới thì việc tự học tương đối khó khăn, đặc biệt là tự học một mình.

Như vậy, nếu bạn không tự tìm tòi một số kiến thức cơ bản tại nhà thì bạn có thể tiếp thu những thông tin tại các khoá học bằng lái xe B2 ở trung tâm. Khi có giáo viên hướng dẫn và được cung cấp giáo trình dạy thực hành lái xe ô to thì chúng ta sẽ được cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích, rút ra những kinh nghiệm học và thi bằng lái xe ô tô để đạt hiệu quả cao trong kỳ thi sát hạch cấp bằng lái xe.

Khi bạn đăng ký học tại trung tâm thì bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết từ giới thiệu cơ bản về xe đến các thao tác điều khiển xe. Cụ thể các bước học lái xe sẽ được chia sẻ ở phần tiếp theo.

Các bước học lái xe ô tô cơ bản

Khi bắt đầu học lái xe thì các học viên sẽ được học các bước lái xe ô tô theo trình tự.

Huong-dan-hoc-thuc-hanh-lai-xe-B2-cho-nguoi-moi-bat-dau
Hướng dẫn học thực hành lái xe B2 cho người mới bắt đầu

1. Cách làm quen với xe ô tô.

Luôn cài dây an toàn khi khởi động xe ô tô, kiểm tra kĩ các cửa đã đóng kĩ chắc hay chưa trước khi cho xe chạy. Kiểm tra túi khí trên xe nếu có, điều cần lưu ý là túi khí chỉ hoạt động khi bạn thắt dây an toàn, vì vậy việc thắt dây an toàn là  cần thiết trong khi điều khiển xe tham gia giao thông.

Điều chỉnh ghế sao cho vừa tầm điều khiển vô lăng, việc điều chỉnh ghế ngồi cũng rất quan trọng, điều chỉnh ghế làm sao để giúp bạn có tư thế lái xe thoải mái nhất. Chỉnh ghế sao cho vừa tầm điều khiển vô lăng và chú ý đến việc tầm quan sát của bạn. Góc nhìn phải rộng và quan sát phía sau một cách dễ dàng.

2. Cầm vô lăng đúng cách

Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật. Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ 9-10 giờ, tay phải nắm vào vị trí từ 2-4 giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái.

Khi muốn cho xe ôtô chuyển sang hướng nào thì phải quay vô lăng lái sang hướng đó (cả tiến lẫn lùi). Mức độ quay vô lăng lái phụ thuộc vào mức yêu cầu chuyển hướng. Khí xe ôtô đã chuyển hướng xong, phải trả lái kịp thời để ổn định theo hướng chuyển động mới. Muốn quay vô lăng lái về phía bên phải thì tay phải kéo, tay trái đẩy theo chiều kim đồng hồ .

Khi tay phải đã chạm vào sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay phải xuống dưới; đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí 9-11 giờ. Tay trái tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí 5-6 giờ; đồng thời rời tay lái nắm vào vị trí 9-10 giờ.

Muốn quay vô lăng lái về bên trái thì tay trái kéo, tay phải đẩy ngược chiều kim đồng hồ. Khi tay trái đã chạm sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay lái xuống dưới vị trí 6-7 giờ đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí 1-3 giờ. Tay phải tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí 6-7 giờ, rời tay phải nắm vào vị trí 1-3 giờ. Khi vào vòng gấp cần lấy nhiều lái thì các động tác lại lặp lại như trên

Để lái xe không mệt mỏi cần lưu ý thả lỏng tay tự nhiên, không cần vô lăng cứng tay quá dễ gây mỏi và ảnh hưởng đến việc điều khiển.

3. Sử dụng hộp số.

Về cơ bản nếu bạn học lái xe ô tô mà sử dụng sai nó có thể gây hao tổn nhiên liệu và về lâu dài sẽ làm hư hỏng hộp số nhanh hơn và gây nguy hiểm nhất là có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Số N là chữ viết tắt từ “neutral”, có nghĩa là vị trí số 0. Khi đang ở vị trí này động cơ xe chạy không tải (hoạt động nhưng không chuyển động). Vì vậy luôn cài số ở vị trí số N trong trường hợp kéo, đẩy xe khi đi bảo trì bảo dưỡng, kéo xe trên đường khi xe không mai gặp sự cố.

Khi học lái xe ô tô chúng ta nên hiểu rõ hơn về số N (hay còn gọi là số 0) trong các tình huống phổ biến sau:

Thứ nhất: Khi khởi động

Đối với xe số sàn, bao giờ cần số cũng phải ở vị trí số 0 khi khởi động, có kèm theo thắng tay. Đối với xe số tự động, có thể khởi động ở vị trí số N(kèm thắng tay) nhưng tốt nhất và tiện lợi nhất là ở vị trí P( parking).

Thứ 2: Khi dừng xe trong khoảng thời gian là 30 giây trở lên (kể cả khi dừng đèn đỏ)

Với xe số sàn hay số tự động nói chung bạn sẽ cài số N, kéo thắng tay và tất nhiên vẫn để máy chạy trong thời gian chờ đợi.

Một số người học lái xe ô tô có thói quen khi dừng đèn đỏ với xe số tự động vẫn để số D và đạp phanh, hoặc ở một số lớp dạy học lái xe ô tô giáo viên vẫn dạy để số 1 và đạp côn khi dừng chờ đèn đỏ, cách làm này sẽ làm hư hại đến hộp số, hao tổn nhiên liệu và cũng mỏi chân.

Thứ 3. Khi xe đang chạy:

Số N là số trung gian để chuyển tiếp sang số khác. Với xe số tự động bạn chỉ cần để số D(drive) mà chạy thì đối với xe số sàn bạn phải chuyển số cho phù hợp với tốc độ và đoạn đường đang chạy, về số N rồi mới sang số khác là bài học căn bản nhất khi học lái xe ô tô.

Thứ 4. Lưu ý một số tình huống tuyệt đối không nên cài số N hay số 0 khi lái xe

Đó là trường hợp học lái xe ô tô khi đang xuống dốc. Nhưng nhiều người cho rằng xe đã sẵn trớn xuống dốc nên chuyển về số “mo” kết hợp với nhấp phanh chân sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu. Cách sử dụng hộp số này hoàn toàn không đúng kỹ thuật, rất nguy hiểm và cũng không tiết kiệm nhiên liệu được bao nhiêu.

Việc sử dụng số N trong khi xuống dốc là một hình thức tự sát khi học lái xe ô tô, bởi vì khi về số N ngắt đường truyền giữa động cơ và bánh xe, khi xuống dốc bánh xe nhờ quán tính lao nhanh hơn khi đó bạn phải đạp phanh sâu hơn để kiểm soát tốc độ, phanh sẽ chóng mòn và hư.

Và thật nguy hiểm nếu lúc này xảy ra tình huống khẩn cấp trên đường bạn sẽ không có khả năng kiểm soát được. Vì vậy khi xuống dốc hãy cài số 2 hoặc 3 và thậm chí là số 1 tùy theo tốc độ. Hãy nhớ số N rất hợp với phanh. Khi sử dụng số mo, nhìn chung bạn phải kết hợp với đạp hoặc kéo phanh.

Bên trên là những kỹ năng cần  thiết cho học lái xe b2 cho người mới bắt đầu. CÙng tham khảo phần học thực hành lái xe B2 ở phần sau.

Hướng dẫn học thực hành lái xe B2 cho người mới bắt đầu

Khi tham gia thi sát hạch phần thực hành thì thí sinh sẽ được thực lái, làm bài thi với 11 bài sa hình với các yêu cầu kỹ năng khác nhau.

Cac-buoc-hoc-lai-xe-o-to-co-ban
Các bước học lái xe ô tô cơ bản

Bài 1: Xuất phát

Khi có lệnh xuất phát “Bắt đầu” chúng ta mở côn cứ từ từ chạy qua vạch xuất phát. Nếu 20 giây sau khi có lệnh xuất phát mà chưa cho xe qua vạch xuất phát sẽ bị trừ 5 điểm, 30 giây chưa qua khỏi vạch xuất phát sẽ bị loại trực tiếp. Khi nghe có tín hiệu “Bính boong” thì tắt xi-nhan cắt côn và chạy chậm lại là được.

Bài 2: Bài thi dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Bạn phải dừng xe đúng chỗ trước vạch trắng và đường dành cho người đi bộ (sọc ngựa vằn). Cản xe phía trước cách vạch dừng không quá 0,5m. Canh cột Stop nằm giữa tay nắm cửa xe.

Bài 3: Bài thi dừng xe và khởi hành xe ngang dốc

Bài này chúng ta không cần dùng ga, mở côn cho xe lăn bánh lên tới cột stop. Không được thắng lố cột Stop, nếu lố cột sẽ bị loại trực tiếp. Khi lên thấy vai cách cột stop 3 tấc thì cắt côn và thắng nhanh. Giữa chân côn từ từ nhìn lên kim đồng hồ tua khi nào kim xuống giữa số 1 và số 0 sau đó buôn chân thắng đệm ga liên tục.

Bài 4: Bài thi qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc

Qua vệt bánh xe: Đối với bài thi này bạn phải đi đúng hình của hạng xe sát hạch của mình, nếu đi không đúng bạn sẽ bị loại khỏi bài thi. Khi lái xe chú ý bánh xe trước và bánh xe sau bên lái phụ qua vùng giới hạn của vệt bánh xe, nếu bánh xe không qua vùng giới hạn của vệt bánh xe bạn sẽ bị truất quyền sát hạch. Bạn không được để bánh xe đè lên vạch, nếu mỗi lần đè lên vạch bạn sẽ bị trừ 5 điểm, mỗi lần quá 5 giây sẽ bị trừ tiếp 5 điểm. Bạn phải hoàn thành bài thi này trong thời gian 2 phút, nếu quá sẽ bị trừ 5 điểm.

– Qua đường vòng vuông góc: Hãy canh làm sao cho khi vai của bạn ngang với góc đường thì đánh hết lái thật nhanh.

Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông

Tốt nhất khi đến đèn tín hiệu thì dừng lại trước vạch vào bài thi, dừng lại trước vạch vàng 1m và cắt côn. Chờ đèn đỏ còn tầm 2 giây thì mở côn từ từ đi tiếp (lưu ý nếu đèn xanh còn 3-4 giây cũng không được đi vì khi đèn đỏ thì xe vẫn chưa qua hết sẽ bị trừ 10 điểm). Bài thi này bạn phải lái xe qua ngã tư trong thời gian 20 giây. Nếu quá 20 giây từ khi đèn tín hiệu màu xanh bật sáng mà không lái xe qua vạch kết thúc ngã tư, bị trừ 5 điểm. Quá 30 giây bạn sẽ bị truất quyền sát hạch.

Bài 6: Bài thi đường vòng quanh co

Áp dụng quy tắc “tiến bám lưng – lùi bám bụng”. Khi lái xe, chú ý bánh xe không đè vào vạch giới hạn. Nếu bánh xe đè vào vạch mỗi lần bị trừ 5 điểm, quá 5 giây trừ tiếp 5 điểm. Bạn cần hoàn thành trong thời gian 5 phút, quá 5 phút sẽ bị trừ 5 điểm.

Bài 7: Bài thi ghép xe dọc vào nơi đỗ

Bài thi này bạn có thời gian 2 phút để thực hiện cho xe đỗ vào chuồng và tiến ra khỏi chuồng không được chạm vạch hoặc đè lên vỉa hè. Khi lùi vào nghe tiếng báo “tưng” thì thắng lại và chạy ra khỏi chuồng.

Bài 8: Bài thi tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua

Với bài thi này bạn chí ý dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 50cm. Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định sẽ bị trừ 5 điểm. Dừng xe quá vạch dừng quy định bị trừ 5 điểm. Kinh nghiệm của bài thi này là căn qua gương phụ bên trái. Nếu mắt của bạn, mép dưới của gương phụ và vạch dừng tạo thành 1 đường thẳng thì đạp phanh và côn cho xe dừng lại.

Bài 9: Thay đổi số trên đường thẳng

Khi xe của bạn bắt đầu vào đường chuẩn bị tăng tốc thì hãy điều chỉnh cho xe đi thẳng, cầm chắc vô lăng, nhả hết côn, phanh và đạp từ từ chân ga để tăng tốc. Khi xe qua biển “bắt đầu tăng số, tăng tốc độ” thì bạn đạp chân côn vào số 2 rồi nhả chân côn ra, lại tì chân ga đi tiếp.

Ngay sau khi đi qua biển báo tốc độ tối thiểu phải đạt trên 20km/h bạn phải đạp côn và phanh cho xe đi chậm lại. Khi gần như dừng lại thì về số 1 trước biển tốc độ tối đa cho phép. Cuối cùng bạn nhả côn từ từ điều khiển cho xe đi qua biển báo cấm này.

Bài 10: Bài thi ghép xe ngang vào nơi đỗ

Ở bài thi ghép ngang đỗ xe song song, vai người lái trùng với góc vuông thì đánh hết vô – lăng sang phải và lùi xe vào chỗ đỗ đến khi xe nằm ở góc 45 độ so với đường thẳng của vỉa hè như hình dưới hoặc nhìn vào gương chiếu hậu trái sao cho xe mình và mép phải xe sau nằm trên 1 đường thẳng. Trả lái thẳng lùi xe đến khi nào bánh xe sau bên trái ngang mép ngoài của xe đang đỗ. Xoay vô-lăng sang trái và lùi dần vào chỗ đỗ.

Cuối cùng chỉnh xe về đúng vị trí và giữ khoảng cách giữa 2 xe để khi ra được dễ dàng.

Bài 11: Kết thúc

Để kết thúc bài sát hạch, bạn bật đèn xi-nhan phải khi lái xe qua vạch kết thúc. Bạn không bật đèn xi-nhan sẽ bị trừ 5 điểm.

Những chia sẻ đầy bổ ích trên mong rằng sẽ giúp bạn tìm ra cách học thực hành lái xe b2 cho người mới bắt đầu hiệu quả nhất. Chúc các học viên sớm học thuần thục kiến thức để quá trình thi sát hạch được thuận lợi. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *