Bài 3: Dừng xe và khởi hành xe ngang dốc – Đề pa lên dốc

Dừng xe và khởi hành xe ngang dốc hay đề pa lên dốc là bài thi số 3 trong phần thi sa hình. Để đạt điểm cao cho phần thi, thí sinh cần nắm chắc quy trình cũng như yêu cầu và kinh nghiệm thực hiện. Những nội dung này sẽ được đề cập chi tiết trong bài viết bên dưới.

Các bước thực hiện

Bài thi khởi hành ngang dốc thường được đánh giá cao về độ khó trong 11 bài sa hình. Rất ít thí sinh nào đạt điểm tuyệt đối ở bài thi này. Để tránh trượt, trước hết bạn cần nắm rõ cách thực hiện bài thi. 

  • Khi xe di chuyển đến gần vị trí dừng thì bạn phải kéo côn và phanh chân để cho xe dừng lại trước vạch, không bị đè vạch.
  • Khi muốn xe dừng lại trên dốc, phải kéo hết phanh tay để xe dừng lại
  • Ga tăng dần lên sao cho tốc độ động cơ lên 2000 vòng/phút
  • Từ từ nhả côn cho tới khi cảm nhận được cần số hoặc tay lái rung lên thì giữ nguyên vị trí như vậy
Dung-xe-va-khoi-hanh-xe-ngang-doc-–-De-pa-len-doc
Dừng xe và khởi hành xe ngang dốc – Đề pa lên dốc

Sau khi hiểu quy trình thực hiện thì bạn cần biết thêm những yêu cầu của bài.

Những yêu cầu khi thực hiện bài thi

Khi đã học bằng lái xe ô tô B2 một cách kỹ lưỡng thì bạn sẽ thấy yêu cầu của bài thi số 3 không quá phức tạp. Tuy nhiên, vẫn có thí sinh do chưa hiểu rõ ý nghĩa của yêu cầu dẫn đến việc đưa ra quyết định sai lầm để bị trượt. Những yêu cầu của bài bao gồm:

  • Khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe dưới mặt đường với vạch dừng không được vượt quá 50cm
  • Khi dừng xe ngang dốc hoặc đang leo dốc, không được để xe chết máy
  • Khoảng cách xe bị tụt dốc không được vượt quá 50cm
  • Thời gian xe dừng cho tới khi leo dốc không vượt quá 30s
  • Tốc độ động cơ xe không vượt quá 4000 vòng/phút
  • Tốc độ lái xe trong khi thực hiện bài thi không được vượt quá 24km/h nếu bạn đang thi bằng B2, bằng D; không được quá 20km/h nếu bạn đang thi bằng C, bằng E

Tiếp đó, thí sinh cần phải tránh vi phạm các lỗi để hạn chế bị trừ điểm hoặc nặng hơn là bị truất quyền thi sát hạch.

Các lỗi trừ điểm hoặc bị loại trực tiếp

Các lỗi bị trừ điểm:

  • Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định (A > 500mm), bị trừ 05 điểm;
  • Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm;
  • Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 05 điểm;
  • Lái xe quá tốc độ quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm.
  • Tổng thời gian đến bài sát hạch đang thực hiện quá quy định, cứ 03 giây bị 1 trừ 1 điểm;
Cac-loi-tru-diem-hoac-bi-loai-truc-tiep
Các lỗi trừ điểm hoặc bị loại trực tiếp

Các lỗi bị truất quyền sát hạch:

  • Không dừng xe ở vạch dừng quy định;
  • Dừng xe quá vạch dừng quy định;
  • Quá thời gian 30 giây kể từ khi dừng xe không khởi hành xe qua vạch dừng;
  • Xe bị tụt dốc quá 50cm kể từ khi dừng xe;
  • Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn;
  • Điểm sát hạch dưới 80 điểm.

Vậy làm thế nào để không bị phạm lỗi khi thực hiện bài thi sa hình bằng lái xe B2 ? Thí sinh có thể thực hiện bài qua phần hướng dẫn dưới đây.

Hướng dẫn thực hành bài thi

Trong phần này, chúng tôi sẽ đề cập đến cả việc hướng dẫn trình tự điều khiển xe khi đề pa lên dốc vừa đưa ra kinh nghiệm dừng xe và khởi hành xe ngang dốc cho thí sinh.

Hướng dẫn

Khi điều khiển xe dừng trên dốc, thay vì phanh chân thì bạn kéo phanh tay để xe dừng tại điểm dừng, không bị trôi xuống dốc. Tiếp đó, nhấc chân ra khỏi phanh, đặt chân vào ga cho mớm lên một chút. Cùng lúc, bạn thả nhẹ chân côn, thả từ từ cho đến khi cần số hoặc tay lái rung lên thì bắt đầu nhả phanh tay ra. Lúc này là các lá côn đã bắt vào nhau rồi. Nếu bạn thấy xe không bị trượt xuống thì tiếp tục thả hết phanh tay ra, như vậy xe sẽ tự bò lên dốc, hoàn thành bài thi.

Kinh nghiệm

Sau khi qua bài Dừng xe nhường đường cho người đi bộ, bạn nhả hết côn, phanh cho xe tự bò lên dốc. Về bản chất, bài ngày giống bài Dừng xe nhường đường cho người đi bộ ở chỗ dừng xe rồi lại đi tiếp. Nhưng vì xe đang ở trên dốc nên bạn không thể đỡ côn cho xe đi chậm lại vì nếu đỡ côn thì xe sẽ bị trôi ngược về chân dốc. Vì thế, chỉ có thể nhắm đúng vị trí cần đỗ (qua vạch đỏ trên ta luy hoặc mặt đường) để đạp côn, phanh đúng lúc.

Kinh-nghiem-dung-xe-va-khoi-hanh-xe-ngang-doc
Kinh nghiệm dừng xe và khởi hành xe ngang dốc

Nếu như ở bài dừng xe nhường đường cho người đi bộ, sau khi dừng xe, để đi tiếp bạn chỉ việc bỏ chân phanh ra rồi mới từ từ nhả côn. Nhưng ở bài này thì không thể làm như vậy vì xe đang trên dốc, bỏ phanh chân ra thì xe sẽ trôi. Do vậy có 2 cách xử lý ở bài này như sau:

  • Cách 1: Sau khi đã dừng trên dốc, bạn kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, bạn có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên. Đồng thời chân trái nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên).
  • Cách 2: Là cách các lái xe kinh nghiệm thường làm trong thực tế, không dùng đến phanh tay. Sau khi xe dừng, bạn nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên thì nhả nhẹ phanh chân, nghe ngóng. Nếu cảm thấy xe trôi thì đạp phanh vào, làm lại. Nếu thấy xe không trượt thì thả cho hết phanh chân, xe sẽ tự bò lên. Nếu nhả hết phanh chân mà xe vẫn đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút, đồng thời hơi nhả côn ra thêm. Khi xe đã đi thì giữ nguyên vị trí chân côn và ga cho đến khi xe qua khỏi đỉnh dốc. Nhiều người mới học lái thấy cách này dễ hơn cách 1, vì không cần dùng đến phanh tay mà chỉ tập trung vào hai chân điều chỉnh côn, phanh (thực tế khi hạ phanh tay, những người chưa quen có thể bị choạng tay lái hoặc ấn mạnh vào bàn đạp ga làm rú ga).

Khi chuyển bánh trên dốc nên chú ý:

  1. Thời cơ nhả phanh tay phải phù hợp, nếu nhanh quá thì xe sẽ bị trôi, nếu chậm quá xe sẽ bị chết máy.
  2. Trong quá trình chuyển bánh, nếu bị trôi xe phải lập tức đạp bàn đạp ly hợp và bàn đạp phanh, không được cưỡng ép xe chạy bằng cách thả bàn đạp ly hợp và tăng mạnh ga lên, cũng không được kéo mạnh cần phanh tay để dừng xe nhằm tránh gây hại cho phụ tùng xe.
  3. Khi bắt đầu chuyển bánh, nếu chân ga mở quá nhỏ hoặc bàn đạp ly hợp thả quá nhanh, có khả năng gây chết máy. Trong trường hợp này, không được thả cần phanh tay mà nên đạp nhanh bàn đạp ly hợp, khởi động chuyển bánh lái.
  4. Trong quá trình xe bắt đầu chuyển bánh, có tình huống xe giật mạnh về phía trước, nên đạp phanh vào bàn đạp ly hợp, khởi động chuyển bánh lại.

Khi khởi hành lên dốc xe hạng B chỉ dùng số 1, các xe hạng C, D, E dùng số 2.

Yêu cầu của bài là xe không vượt quá vạch quy định. Nếu vượt sẽ bị truất quyền sát hạch. Cùng với đó là không bị tuột dốc quá 50cm, phải vượt khỏi dốc trong khoảng 30 giây, không được tăng ga quá lớn (vòng quay động cơ không quá 3000 hoặc 4000 vòng/phút). Vì nếu vượt quá vạch quy định thì sẽ bị loại ngay nên nếu thấy không ổn thì phải đỗ non khi chưa đến vị trí và chấp nhận mất 5 điểm.

Trên đây là  toàn bộ nội dung thí sinh cần biết khi làm bài dừng xe và khởi hành xe ngang dốc hay đề pa lên dốc. Khi hiểu rõ từng yêu cầu thì không khó để các thí sinh vượt qua bài thi một cách thuận lợi. Chúc các bạn đạt điểm cao ở bài thi này.

Bài tiếp: Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *