Nếu bạn đang ôn tập và chuẩn bị bước vào kỳ thi bằng lái xe A2 nhưng chưa tự tin vào khả năng của mình. Hãy thử tham khảo ngay những mẹo hướng dẫn thi “hấp dẫn” ngay dưới đây.
Danh mục
Bằng A2 được điều khiển phương tiện nào?
Bằng lái xe A2 được biết đến là có thể lái tất cả các dòng xe 2 bánh từ phân khối nhỏ đến lớn và cực lớn tại Việt Nam. Vậy theo quy định sẽ như thế nào?
Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT mới nhất trong “Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ” ngày 15/04/2017:
“Bằng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.”
Cụ thể, khi sử dụng bằng a2, bạn sẽ được phép điều khiển những loại phương tiện như sau:
- Bằng A2 chạy được các loại xe có tích xi lanh 175cm3 trở lên, ví dụ các loại xe: KTM 200 cc, Yamaha Mt 03, Kawasaki Z300, Honda CB400sf,.. đến những loại xe hạng khủng hơn có dung tích xi lanh trên 1000 cm3 như Honda CB1000r, Yamaha R1, Honda Goldwing.
- Bằng lái moto A2 đã bao gồm bằng lái hạng A1 nên được chạy luôn các loại xe có dung tích nhỏ dưới 175 cm3 như Exciter 150, Honda Winner, Honda Air Blade …
Điều kiện thi bằng A2
Điều kiện về độ tuổi
Theo quy định, các cá nhân khi muốn tham gia sát hạch bằng lái hạng A2 phải đảm bảo các điều kiện về cơ bản như sau:
- Là công dân hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam
- Phải nghe, hiểu, đọc, viết tiếng Việt
Đối với độ tuổi, khi đủ 18 tuổi trở lên, bạn sẽ được đăng ký tham gia kỳ thi sát hạch bằng lái xe mô tô hạng A2.
Điều kiện về sức khỏe
Điều kiện về sức khỏe là điều không thể bỏ qua khi bạn tham gia sát hạch bằng A2. Cụ thể, bạn cần đảm bảo:
- Có sức khỏe tốt (không mắc các bệnh như rối loạn tâm thần cấp, rối loạn tâm thần mãn tính không điều khiển được hành vi).
- Cơ thể bình thường, không cụt hoặc mất các chức năng về 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn,..
Hồ sơ dự thi bằng lái A2
Để đăng ký dự thi bằng lái xe A2, thí sinh cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A2.
Mẫu đơn này được bộ Giao thông Vận tải ban hành sẵn, bạn có thể tự download trên mạng hoặc xin trực tiếp từ các trung tâm, đơn vị đào tạo.
- Giấy khám sức khỏe (do bệnh viện đa khoa cấp quận, huyện trở lên cấp không quá 6 tháng).
Giấy khám sức khỏe có hiệu lực khi bạn thăm khám ở các bệnh viện cấp quận, huyện trở lên. Ngoài ra, giấy khám cần có thời gian không quá 6 tháng kể từ ngày thăm khám.
- 2 bản sao chứng minh thư, căn cước công dân hoặc hộ chiếu có ghi số CMT hoặc căn cước công dân (đối với người Việt Nam). Hộ chiếu (đối với người nước ngoài). Trong ngày thi thì phải mang bản gốc tới để đối chiếu.
- 3 ảnh màu 3×4 (chụp không quá 6 tháng gồm 1 ảnh dán vào Đơn và 02 ảnh để nộp tại sở GTVT).
Ảnh thẻ phải chụp rõ nét, trên nền xanh, trang phục và đầu tóc lịch sự, gọn gàng. Ảnh được lấy từ nửa phần thân trên.
- Đối với người đã có giấy phép lái xe bằng chất liệu thẻ nhựa PET thì cần nộp thêm bản photo bằng lái trong ngày thi sát hạch.
Nếu đã có bằng lái ô tô dạng PET, bạn cần bổ sung bản photo kèm theo khi đăng ký để được miễn phần thi lý thuyết. Nếu có nhưng không bổ sung, bạn sẽ bị dính bằng và không thể ra bằng mới.
Nội dung thi lái xe A2
Nội dung lý thuyết bằng A2
Đối với nội dung lý thuyết, đề thi bao gồm 25 câu bốc ngẫu nhiên trong bộ đề 450 câu. Các câu hỏi được lấy trong bộ 600 câu hỏi sát hạch bằng lái xe ô tô, trừ 150 câu về cấu tạo, sửa chữa bảo dưỡng động cơ.
Cấu trúc đề thi thi lý thuyết lái xe mô tô A2 :
- Thời gian làm bài: 19 phút.
- Mỗi câu hỏi trong đề sát hạch có từ 02 đến 04 ý trả lời và chỉ có 01 ý trả lời đúng nhất.
- Trong số các câu hỏi, có 01 câu trả lời sai (câu hỏi điểm liệt) sẽ bị truất quyền sát hạch.
- Các câu còn lại, mỗi câu tính 01 điểm.
- Kết thúc bài thi, thí sinh đạt 23/25 điểm trở lên và không sai câu hỏi điểm liệt là đạt.
Nội dung lý thuyết bằng A2 tương đối khó so với các hạng bằng phổ thông khi quy về thang điểm 10, bởi:
+ Bằng lái xe máy A1: Yêu cầu 21/25 câu = 8 điểm (điểm khá)
+ Bằng lái xe ô tô hạng B1, B2Z: Yêu cầu 31/35 = 8,5 điểm (điểm khá)
Tuy nhiên, đối với bằng xe máy A2 lại yêu cầu tới 23/25 = 9 điểm (điểm giỏi). Thí sinh chỉ cần sai quá 2 câu là sẽ bị loại ngay.
Lưu ý: Trường hợp làm sai câu hỏi điểm liệt sẽ tương ứng với việc làm sai cả bài thi cho dù các câu hỏi còn lại làm đúng tất cả.
Nội dung thực hành bằng A2
Với nội dung thực hành, thí sinh phải trải qua 4 bài thi liên hoàn tương tự như thi bằng lái xe hạng A1. Cụ thể bao gồm:
- Bài 1: Đi hình số 8
- Bài 2: Đi đường thẳng (đường hẹp)
- Bài 3: Đi đường có vạch cản
- Bài 4: Đi đường gồ ghề
Trong 4 bài sa hình sát hạch trên, phần dễ phạm lỗi nhất là đi hình số 8. Bởi vậy, thí sinh cần quan sát kỹ người thi trước để tự thuộc hình, đồng thời nhận biết lỗi để khắc phục nó.
Điểm tối thiểu để đạt là 80/100. Các lỗi bị trừ điểm: gồm để xe cán vạch, chết máy, chống chân,… (mỗi một lần lần phạm lỗi trừ 5 điểm). Để xe ngã, đi sai hình: loại trực tiếp.
Hướng dẫn mẹo thi lý thuyết và thực hành A2
Mẹo thi lý thuyết
Để có thể thi tốt nội dung lý thuyết, bạn cần đọc và tìm hiểu những kiến thức cần thiết về bằng lái xe A2. Tài liệu ôn tập gồm có 4 phần:
- Kiến thức về biển báo
- Kiến thức về lý thuyết
- Kiến thức về sa hình
+ Câu hỏi điểm liệt thường là những câu rất dễ sẽ thường không cho đáp án vì vậy bạn nên đọc kỹ và suy luận sẽ giúp bạn làm được.
Cụ thể
Đối với nội dung biển báo
Để học được phần này bạn nên nắm vững hình thái của các dạng biển báo thì khi làm bài ta sẽ xác định được biển đó thuộc dạng biển gì rồi tiếp đó mới xét đến tác dụng.
- Biển Báo Cấm: Cấm người và phương tiện.
- Biển cảnh báo nguy hiểm: Tác dụng cảnh báo nguy hiểm ở phía sau biển.
- Biển báo hiệu lệnh: Tác dụng phải tuân theo hiệu lệnh bắt buộc.
- Biển chỉ dẫn: Chỉ dẫn phía trước.
- Biển báo Phụ: bổ sung ý khi đi cùng với biển báo chính.
Lưu ý:
- Xác định rõ biển báo Cấm xe gắn máy và biển Cấm xe Máy có tác dụng gì và khác nhau như thế nào
- Xác định biển báo Tốc độ tối đa cho phép và biển hết tốc độ tối đa cho phép có tác dụng gì
- Xác định được biển báo Hết mọi lệnh cấm có tác dụng gì.
- Xác định biển tốc độ tối thiểu cho phép và biển hết tốc độ tối thiểu có tác dụng gì
Bạn nên ghi nhớ hình thái và tác các dạng biển báo và đặc điểm để xác định và sẽ giúp bạn nhanh chóng lựa chọn đúng đáp án, giúp bạn trang bị được kiến thức về luật giao thông đường bộ.
Đối với nội dung lý thuyết
Khi ôn tập phần này bạn nên đọc toàn bộ câu hỏi và đáp án để hiểu câu hỏi sau đó vận dụng để làm bài.
Bao gồm:
- Tìm hiểu về các loại bằng lái xe máy phổ biến
- Tìm hiểu về các loại bằng lái xe ô tô phổ biến
- Phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại: Phần đường cho xe chạy
- Làn đường: Có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn
- Dải phân cách: Là bộ phận của đường để phân chia
- Dải phân cách: gồm loại cố định và di động
- Người lái xe: là người điều khiển xe cơ giới
- Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên: 18 tuổi (Lái xe mô tô + ô tô con + ô tô tải)
- 16 tuổi: Xe gắn máy có có dung tích xi-lanh dưới 50cm3
Đối với nội dung sa hình
Để làm được phần sa hình thì bạn nên đọc phần hình ảnh và kiến thức bổ sung khác để vận dụng khi làm phần sa hình một cách tốt nhất. Trong đó, có một số mẹo như sau:
- Thứ tự xe ưu tiên: Cứu Hỏa – Quân Sự– Công An – Cứu Thương – Xe Tang – Hộ Đê.
Các loại xe này được nhường đường khi bật còi và đèn ở bất kỳ hướng nào. (Trừ nơi có đặt biển ‘Stop’ tất cả các xe kể cả xe ưu tiên đều không được phép đi vào).
Các quy tắc cơ bản:
- Quy tắc 1: Xe bên phải không vướng được quyền đi trước.
Giải thích: Có nghĩa là con đường bên cạnh của phía tay phải không có xe nào đi ra hoặc vào thì gọi là không vướng.
- Quy tắc 2: Nếu 2 xe bên phải cùng vướng hoặc cùng không vướng thì dùng hướng đi của xe: Rẽ phải đi đầu, tiếp đến đi thẳng tiến đến đến rẽ trái.
- Quy tắc đi vào đảo vòng xuyến
- Phải nhường đường cho các xe đi từ phía bên phải đi trước khi đến điểm giao nhau.
- Trường hợp xe đã đã đi vào điểm giao nhau thì xe nào đến sau phải nhường đường cho xe đi trước (Ưu tiên nhường đường từ hướng bên trái).
Lưu ý:
+ Các bạn vận dụng các phần này khi làm đề thi để giúp các bạn ghi nhớ tốt hơn và làm đề thi hiệu quả hơn.
+ Nếu đường có đặt biển báo phải xem biển báo đó là biển báo gì có tác dụng gì thì mới hãng xử lý và nếu có đi kèm biển phụ cũng phải xem biển phụ.
+ Còn nếu đường có đèn tín hiệu thì phải xem đèn màu gì và hướng đi theo mũi tên nếu có.
+ Còn nếu có vạch kẻ đường thì phải xem cho kỹ đó và vạch gì tác dụng ra sao.
Mẹo thi thực hành
Bài số 1: Đi qua hình số 8
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Bạn phải nghe hiệu lệnh từ giám khảo phát trên loa. Khi có lệnh xuất phát mới được cho xe chạy.
- Khi có hiệu lệnh xuất phát, điều khiển xe tiến đến cửa vào hình số 8, rẽ phải đi một vòng hình số 8 (vạch đứt đỏ).
- Sau đó đi hình số 3 ngược (hình đứt đen)
- Tiếp tục thực hiện bài số 2
Kích thước hình số 8:
- Bán kính vòng ngoài là: 3 m
- Bán kính vòng trong là: 2,3 m
- Khoảng cách giữa hai tâm vòng tròn trong là: 5,7 m
Các lỗi bị trừ điểm:
- Chạm vạch một lần trừ 05 điểm
- Chống chân 01 lần trừ 05 điểm
- Xe chết máy mỗi lần trừ 05 điểm
- Đi ngược hình trừ 25 điểm => trượt
- Hai bánh ra khỏi hình thi trừ 25 điểm => trượt
Bài thi số 2: Đi qua vạch đường thẳng
Hướng dẫn cách thi:
- Phải cho bánh đè qua vạch vàng
- Đi thẳng theo hình mũi tên
- Giữ đều ga và thẳng lái (tốc độ <20 km/h)
- Tiến vào bài thi tiếp theo
Kích thước vạch đường:
- Rộng: 0,6m, dài: 18m
Các lỗi bị trừ điểm:
- Chạm vạch một lần trừ 05 điểm
- Chống chân 01 lần trừ 05 điểm
- Xe chết máy mỗi lần trừ 05 điểm
- Hai bánh ra khỏi hình thi trừ 25 điểm => trượt
Bài thi số 3: Đi qua đường có vạch cản
Hướng dẫn cách thi:
- Phải cho bánh đè qua vạch vàng
- Đi theo hình mũi tên
- Tránh các vạch cản trắng (tốc độ <20 km/h)
- Tiến vào bài thi tiếp theo
Kích thước vạch:
- Rộng: 5m, dài: 18m.
- Khoảng cách giữa các vạch cản: 4,5m
Các lỗi bị trừ điểm:
- Chạm vạch một lần trừ 05 điểm
- chống chân 01 lần trừ 05 điểm
- Xe chết máy mỗi lần trừ 05 điểm
- Hai bánh ra khỏi hình thi trừ 25 điểm => trượt
Bài thi số 4: Đi qua đường gồ ghề và kết thúc
Hướng dẫn cách thi:
- Phải cho bánh đè qua vạch vàng
- Giữ đều ga, thẳng lái theo hình mũi tên
- tiến xe qua vạch kết thúc
Lưu ý: đi theo đường gồ ghề nên cần giữ tay lái chắc, nếu thấy xe yếu cần tăng ga để cho xe vượt qua các vạch cản.
Kích thước đường:
- Rộng: 0,9m, dài: 15m. Khoảng cách giữa các dải gồ ghề: 1,5m. Chiều cao của gồ ghề: 0,05m
Các lỗi bị trừ điểm:
- Chạm vạch một lần trừ 05 điểm
- Chống chân 01 lần trừ 05 điểm
- Xe chết máy mỗi lần trừ 05 điểm
- Hai bánh ra khỏi hình thi trừ 25 điểm => trượt
- Không hoàn thành bài thi trừ 25 điểm => trượt
Khi đi qua vạch kết thúc, nếu trên loa thông báo: ”Xe số x thi đạt” thì bạn đã vượt qua phần thi thực hành lái xe mô tô A2.
Như vậy, bí quyết vượt qua kỳ thi bằng lái xe A2 đã được chúng tôi tiết lộ. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn, chúc bạn sớm vượt qua bài thi và có bằng lái A2.