Bài 8: Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt – Daotaolaixethaiviet

Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt là bài thi số 8 trong 11 bài thi sa hình sát hạch lái xe. Mặc dù kỹ thuật tương tự với một số bài trước đó nhưng thí sinh vẫn nên tập trung để thực hiện bài. Học viên mới học lái xe có thể tham khảo quy trình thực hiện, yêu cầu cũng như những điểm cần chú trong bài viết dưới đây. 

Các bước thực hiện

Về cơ bản, dừng xe nơi giao nhau với đường sắt không phải là bài thi quá khó khi học bằng lái B2, B1 hay C. Sau khi thực hiện xong bài thi số 7 thì thí sinh chỉ cần thực hiện đầy đủ các bước sau:

  • Căn khoảng cách từ thanh cản phía trước của xe (xác định bằng hình chiếu của thanh cản phía trước trên mặt đường) cho tới vạch dừng không được vượt quá 50cm.
  • Nhẹ nhàng phanh xe lại để xe dừng lại mà không tắt máy
  • Dừng xe không quá 30 giây, từ từ nhả côn cho xe di chuyển tiếp qua vạch. Như vậy là hoàn thành bài thi
Bai-8-Dung-xe-noi-giao-nhau-voi-duong-sat
Bài 8 Dừng xe nơi giao nhau với đường sắt

Trong quá trình làm bài thi, thí sinh vừa phải lái xe đúng quy trình, vừa phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu bắt buộc. Dưới đây là một số các yêu cầu của bài.

Những yêu cầu khi thực hiện bài thi

  • Thực hiện bài thi đúng phạm vi quy định, VD như thí sinh thi hạng B2 không được thi ở phạm vi sân hạng C
  • Lái xe không được đè lên vạch giới hạn bài thi
  • Động cơ hoạt động liên tục, không được để xe chết máy
  • Khoảng cách giữa điểm dừng xe với vạch dừng không quá 50cm
  • Tốc độ động cơ không được vượt quá 4000 vòng/phút
  • Tốc độ xe chạy không được vượt quá 24km/h đối với hạng B, D; không quá 20km/h với hạng C, E

Đa số các yếu tố này đều có mặt ở tất cả các bài thi trước đó. Nếu có “phong độ” thực hiện các bài thi ổn định từ đầu tới lúc này thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Về cơ bản, các yêu cầu này cũng không quá khó, nếu bạn có tham gia học khoá đào tạo lái xe rồi thì chúng lại càng trở nên dễ dàng. Thông thường, lúc học thì giáo viên đã giúp học viên của mình cách để tuân thủ đúng từng yêu cầu.

Ngoài ra, bạn vẫn nên chú ý tránh mắc lỗi để không bị trừ điểm hoặc bị loại khỏi kỳ thi sát hạch bằng B2, B1, C. Cùng đọc tiếp phần tiếp theo để xem đó là những lỗi nào nhé!

Các lỗi trừ điểm hoặc bị loại trực tiếp

Các lỗi bị trừ điểm:

  • Không dừng xe ở vạch dừng quy định, bị trừ 05 điểm
  • Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định (A > 500mm), bị trừ 05 điểm
  • Dừng xe quá vạch dừng quy định, bị trừ 05 điểm
  • Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm
  • Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 05 điểm
  • Xe quá tốc độ quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm
  • Tổng thời gian đến bài sát hạch đang thực hiện quá quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm
Nen-nam-ro-cac-loi-de-tranh-mac-phai
Nên nắm rõ các lỗi để tránh mắc phải

Các lỗi bị loại trực tiếp:

  • Lái xe lên vỉa hè bị truất quyền sát hạch
  • Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị truất quyền sát hạch
  • Điểm sát hạch dưới 80 điểm, bị truất quyền sát hạch

Không quá khác những bài mà bạn đã thi qua, bài thi số 8 cũng quy định bạn phải chạy xe với tốc độ trung bình cho phép và dừng đúng nơi, đúng chỗ, không được phép để xe gây tai nận hay đi lên vỉa hè,… Thí sinh thực hiện bài thi cần bình tĩnh xử lý nếu có tình huống bất ngờ, giảm tối đa lỗi có thể mắc phải là có thể đạt điểm tối đa.

Hướng dẫn thực hành bài thi

Không cần kỹ năng quá phức tạp, bài thi này thực chất chỉ là cho xe dừng lại đúng thời gian rồi lại đi tiếp. Tuy nhiên, nếu chưa từng lái xe hoặc là tài xế mới thì bạn vẫn có thể tham khảo phần hướng dẫn và kinh nghiệm dưới đây.

Hướng dẫn

Nói là không khó nhưng vẫn có nhiều thí sinh mất điểm ở bài thi này. Lỗi dễ mắc phải nhất là đè vạch hoặc dừng xe quá khoảng cách quy định. Để tránh mắc lỗi này, bạn cần có phương pháp để căn khoảng cách xe. Bạn hãy căn khoảng cách bằng cách xác định thanh cản trước của xe, dóng xuống mặt đường. Rồi sau đó ước tính khoảng cách từ vị trí dóng xuống đó tới vị trí vạch dừng đỗ trong khoảng 50cm là được.

Lỗi tiếp theo dễ mất điểm là dừng quá thời gian quy định. Quy định là chỉ được dừng dưới 30 giây. Để tránh mắc lỗi này, bạn nên phanh nhẹ để xe dừng lại, sau đó từ từ kéo côn để xe có thể chạy tiếp. Không nên phanh xe quá gấp, xe có thể bị giật, gây ra áp lực tâm lý cho thí sinh.

Kinh nghiệm

Mẹo giúp thí sinh tránh được lỗi thường gặp ở bài thi này – lỗi đè vạch là căn khoảng cách dừng chính xác. Bạn căn khoảng cách bằng cách xác định thanh cản trước của xe, dóng xuống mặt đường. Rồi ước tính khoảng cách từ vị trí dóng xuống đó tới vạch dừng đỗ trong khoảng 50cm là được. Khi lái xe, bạn căn sao cho vai ngang với vạch đỏ đánh dấu trên vỉa ba toa thì dừng xe lại. Như vậy sẽ dễ căn khoảng cách dừng xe hơn.

Huong-dan-dung-xe-noi-giao-nhau-voi-duong-sat
Hướng dẫn dừng xe nơi giao nhau với đường sắt

Ngoài ra, thí sinh cũng có thể bị trừ điểm do dừng xe quá lâu hoặc xe bị chết máy. Quy định là chỉ được dừng không quá 30 giây. Để không mắc lỗi này, bạn nên phanh nhẹ nhàng để xe dừng lại, sau đó từ từ kéo côn để xe chạy tiếp.

Những kinh nghiệm thi 11 bài thi sa hình trên được giáo viên nhiều năm tổng hợp. Thông qua việc trực tiếp giảng dạy học viên các thế hệ, chúng tôi rút ra được một số điểm yếu của họ thường nằm ở tâm lý, áp lực khi thi. Vì thế, khi học thì học viên có thể làm tốt bài nhưng đến khi thi lại mắc lỗi và bị trừ điểm, thậm chí là bị loại trực tiếp. Do đó, ngoài việc nắm chắc trình tự thi thì bạn cần phải chuẩn bị một tâm lý vững vàng cho kỳ thi quan trọng này.

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn học viên về bài dừng xe nơi giao nhau với đường sắt trong 11 bài sa hình lái xe ô tô. Mong rằng học viên có thể áp dụng kiến thức trên vào quá trình học tập cũng như làm bài thi của mình. Chúc các bạn thuận lợi vượt qua kỳ thi và có bằng lái ô tô trong thời gian sớm nhất.

Bài tiếp: Bài 9: Thay đổi số trên đường bằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *