Bằng lái xe B2 đang dần trở thành xu hướng thịnh hành khi phần lớn người dân đều có nhu cầu lái xe ô tô. Vậy độ tuổi được thi bằng, thời hạn sử dụng cũng như thủ tục để đăng ký học và thi bằng B2 có quá khó? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc về giấy phép lái xe B2 và cách phân biệt bằng B2 với bằng B1 và C.
Danh mục
B2 là bằng lái xe gì?
Bằng lái xe b2 là gì? Đây là một loại bằng lái xe ô tô do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho người lái phương tiện là ô tô. Quá trình cấp bằng được thực hiện theo quy định của bộ Giao thông vận tải sau khi học viên hoàn thành khoá học tại trung tâm đào tạo lái xe, có chứng chỉ sơ cấp và thi đậu kỳ thi sát hạch lái xe.
Bằng B2 giúp cho phép chủ sở hữu lái cả các xe số sàn và xe số tự động. Người có bằng B2 được điều khiển ô tô chuyên dùng có trọng tải dưới 3,5 tấn và các loại xe được phép ở giấy phép lái xe hạng B1. Điểm tiện dụng của bằng lái B2 là bạn được lái xe nhằm mục đích kinh doanh vận tải như chạy taxi, xe chở người, chở hàng hoá, các hoạt động khác mà bằng B1 không được phép.
Thông tin về Giấy phép lái xe B2
Một số thông tin bắt buộc mà bạn phải biết khi đăng ký học và thi bằng lái xe ô tô b2 là:
Bằng B2 lái xe gì?
Điều đầu tiên khi tìm hiểu hạng bằng lái xe ô tô B2 là tìm hiểu xem bằng b2 lái xe gì để không tốn thời gian thi lại các hạng bằng cao hơn. Bằng lái xe ô tô hạng B2 được cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại phương tiện sau đây:
- Xe ô tô số sàn đến 9 chỗ, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
- Các loại xe kinh doanh như taxi, grab hoặc lái xe công ty
- Các loại xe quy định cho bằng lái xe B1.
Độ tuổi được phép học bằng B2
Cũng như các loại bằng lái xe khác, bằng lái xe hạng B2 cũng được quy định rõ tại các văn bản pháp luật. Đối với người đủ 18 tuổi và có đủ điều kiện sức khoẻ thì có thể thi bằng lái xe hạng B2. Những người muốn thi bằng không được mắc các bệnh nan y, bị dị tật bẩm sinh, thừa hoặc thiếu ngón tay chân, mắt phải nhìn rõ cả 2 bên, không cận quá nặng, loạn thị,…
Thời hạn quy định về bằng lái B2
Giấy phép lái xe b2 có thời hạn sử dụng là 10 năm kể từ ngày cấp. Vì thế, khi bằng lái đã hết hạn sử dụng mà bạn vẫn muốn lái xe lưu thông thì bắt buộc phải làm thủ tục đổi giấy phép lái xe. Khi giấy phép sắp hết hạn thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm 1 bản photo chứng minh nhân dân có công chứng, 1 bản photo bằng lái xe, hồ sơ gốc (là giấy tờ đi kèm bằng khi nhận từ trung tâm), 2 ảnh thẻ 3×4 để đi gia hạn bằng.
Thủ tục đăng ký học & thi bằng B2
Khi muốn làm hồ sơ học bằng lái xe b2 cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết.
- 1 đơn xin tham gia khóa học theo mẫu của trung tâm
Đơn này sẽ được làm từ mẫu theo Thông tư ban hành của Sở giao thông vận tải. Khi điền thông tin vào mẫu, phần họ tên phải viết chữ in hoa. Các thông tin cá nhân khác cần phải kê khai trung thực.
- 1 chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu phô tô màu cùng bản gốc
CMND photo không cần công chứng. Yêu cầu chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bạn phải rõ số và còn giá trị sử dụng. Đối với CMND thì còn thời gian sử dụng và hộ chiếu có thời hạn trên 6 tháng.
- 10 ảnh 3×4 hoặc 4×6 (tuỳ trung tâm)
Ảnh nền xanh đậm, chụp rõ mặt, tóc không che lông mày, che tại, không được đeo kính, không chụp khi mặc quân phục, sắc phục ngành công an.
- 1 giấy khám sức khỏe.
Bạn có thể khám tại các cơ sở y tế cấp huyện trở lên theo mẫu có trong bộ hồ sơ học lái xe. Hiện nay, một số trung tâm đã liên kết với bệnh viện để khám sức khoẻ cho học viên. Bạn chỉ cần đi khám theo lịch của trung tâm mà không cần chờ kết quả.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị kinh phí để đóng học phí học và thi B2 theo quy định. Số học phí này sẽ được thông báo cụ thể trong quá trình tư vấn của từng trung tâm.
Hồ sơ để đăng ký học bằng lái xe B2 hiện nay đã được giảm đến mức tối đa, tạo điều kiện cho người học không phải mất quá nhiều thời gian vào việc này. Khi đến văn phòng tư vấn, học viên có thể chỉ cần mang chứng minh nhân dân và lệ phí. Trung tâm sẽ chụp ảnh miễn phí và photo CMND cho bạn. Khi đi khám sức khoẻ thì bệnh viện sẽ tự trả kết quả về trung tâm, do đó, học viên không phải mất công chờ như trước.
Bằng lái B2 nâng được lên hạng gì?
Ngoài việc bằng lái xe hạng b2 được hành nghề lái xe thì bằng lái xe B2 còn có thể nâng hạng để lái các loại xe vận tải có trọng tải lớn hơn, yêu cầu kỹ thuật cao hơn.
Bạn có thể nâng từ B2 lên D, E, F, cụ thể:
- Nâng hạng bằng lái xe ô tô từ B2 lên C
Thời gian hành nghề là 3 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên. Độ tuổi để được nâng lên hạng C là 21 tuổi.
- Nâng hạng bằng lái xe ô tô từ B2 lên D, C, E
Thời gian hành nghề là 5 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên. Bạn phải đủ 24 tuổi trở lên và từ B2 lên hạng D, E có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên thì mới được nâng hạng lên bằng D, E.
- Nâng dấu bằng B2 lên Fb2
Bạn phải từ 3 năm trở lên và có 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
Ngoài ra, khi đến văn phòng tư vấn, bạn sẽ được nghe tới hạng bằng B1 và C. Vậy đặc điểm nổi bật của từng hạng bằng là gì? Cùng tham khảo thêm nội dung tiếp theo.
Phân biệt giữa bằng lái xe B2 và các hạng B1 và C
Bằng B1 chỉ cho phép chủ sở hữu điều khiển xe số tự động để lái xe cá nhân, phục vụ gia đình, không được phép hành nghề lái xe.
Bằng B2 được lái xe số sàn, xe số tự động, xe được phép lái theo quy định của bằng B1. Nếu có nhu cầu lái xe taxi, xe grab, xe cơ quan thì B2 là hạng bằng phù hợp.
Bằng C phù hợp hơn với đối tượng lái xe tải hạng nặng. Bạn có thể sử dụng giấy phép lái xe này để lái xe để phục vụ mục đích kinh doanh hoặc không. Do bằng lái xe hạng C được điều khiển nhiều loại xe và có trọng tải lớn nên phù hợp với chạy xe để kinh doanh dịch vụ vận tải.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những thông bổ ích về bằng lái xe B2 và cách phân biệt bằng B2 với B1 và C. Qua đó giúp cho những bạn có nhu cầu sẽ cân nhắc và đưa ra sự lựa chọn hợp lý khi chọn thi bằng lái xe ô tô. Chúc bạn đọc sớm học và thi được loại bằng mà mình mong muốn.