Bằng B1 lái xe gì? Chương trình học và thi B1 2023 có gì thay đổi?

Nếu không hiểu rõ quy định bằng B1 lái xe gì và sử dụng sai phương tiện, bạn có thể bị phạt vì vi phạm luật giao thông. Vậy quy định cụ thể như thế nào, thông tin dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn.

B1 là bằng lái xe gì?

Bằng B1 là gì?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, bằng lái xe được chia làm nhiều loại từ xe máy đến ô tô, bao gồm: A1, A2, A3, A4, B1, B2, C,.. Trong đó, mỗi hạng sẽ được phép điều khiển các phương tiện khác nhau.

Đối với hệ thống giấy phép lái xe (GPLX) ở Việt Nam, bằng lái xe hạng B có 2 loại: B1 và B2. Đây là loại bằng dành cho hạng xe ô tô dưới 9 chỗ và có tải trọng dưới 3,5 tấn. 

bằng b1 lái xe gì
Bằng B1 dành cho hạng xe ô tô dưới 9 chỗ và có tải trọng dưới 3,5 tấn

Hiện nay, bằng B1 đang trở nên phổ biến và được đánh giá có thể chiếm ưu thế lớn trong tương lai. Chứng chỉ này được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được sử dụng cho loại xe ô tô số tự động.

Bằng lái B1 chạy được xe gì? 

Nhiều người thắc mắc bằng b1 được lái loại xe nào. Vậy nên chúng ta hãy cùng tìm hiểu luật giao thông quy định về điều này.

Giấy phép lái xe (GPLX) hạng B1 dành cho xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và có tải trọng dưới 3,5 tấn.

Vậy cụ thể, bằng lái xe b1 lái được xe gì hay bằng b1 được lái loại xe nào? – Bằng lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  • Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  • Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Bằng B1 có thời hạn trong bao lâu?

Bằng B1 được cấp cho đến 55 tuổi đối với nữ, và 60 tuổi đối với nam. 

Bằng B1 có thể có “tuổi thọ” lên đến 42 năm. Tuy nhiên, đối với bằng được cấp sau 45 tuổi (nữ) hoặc 55 tuổi (nam) thì sẽ chỉ được cấp 10 năm/lần.

Chương trình học và thi bằng B1 năm 2023

Nội dung lý thuyết

Với nội dung lý thuyết, học viên không giới hạn bởi số buổi học. Các nội dung sẽ bao gồm:

  • Khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ
  • Nghiệp vụ vận tải
  • Văn hóa, đạo đức người tài xế
  • Kỹ thuật lái xe
  • Cấu tạo và sửa chữa xe
  • Biển báo hiệu đường bộ
  • Giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông

Ngoài thời gian được học trực tiếp tại các trung tâm, đơn vị đào tạo, học viên có thể tham khảo thêm các tài liệu thi từ sách, bộ đề, đĩa DVD, ứng dụng online,..

Kết cấu mỗi phần có trong Bộ đề 600 câu hỏi bao gồm:

  • Chương 1: Tổng 166 câu, từ câu 1 – 166. Trong đó có 45 câu điểm liệt.

Chương này có nội dung về khái niệm và quy tắc tham gia giao thông đường bộ.

  • Chương 2: Tổng 26 câu, từ câu 167 – 192. Không có câu điểm liệt nào.

Chương này có nội dung về nghiệp vụ vận tải. 

  • Chương 3: Tổng 21 câu, từ câu 193 – 213. Trong đó có 4 câu điểm liệt.

Chương này có nội dung về văn hóa tham gia giao thông và đạo đức của người lái xe. 

  • Chương 4: Tổng 56 câu, từ câu 214 – 269. Trong đó có 11 câu điểm liệt.

Chương này có nội dung về kỹ thuật lái xe. 

  • Chương 5: Tổng 35 câu, từ câu 270 – 304.

Chương này có nội dung về cấu tạo và sửa chữa

  • Chương 6: Tổng 182 câu, từ câu 305 – 486

Chương này có nội dung về hệ thống biển báo hiệu đường bộ 

  • Chương 7: Tổng 114 câu, từ câu 487 – 600

Chương này có nội dung về giải thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.

  • Chương 8: Tổng 60 câu.

Chương này đặc biệt có nội dung về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng, được lựa chọn trong bộ 600 câu dùng cho sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.

bằng b1 lái xe gì
Nội dung lý thuyết sẽ được lấy trong bộ 600 câu hỏi sát hạch lái xe

Đối với hạng B1 sẽ bao gồm 574 câu trong bộ đề 600 câu (không bao gồm 26 câu về nghiệp vụ vận tải). Trong đó, có 60 câu hỏi về nội dung tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng.

Mỗi mã đề sẽ có 30 câu hỏi được chọn lọc ngẫu nhiên trong bộ đề 600. Để vượt qua bài thi lý thuyết cũng như vào các bài thi thực hành, bạn cần phải vượt qua ít nhất 26 câu hỏi trong vòng 20 phút.

Nội dung thực hành

Đối với nội dung thực hành, học viên có thể được sắp xếp công việc, thời gian và thống nhất với giảng viên để chọn lịch học phù hợp. Giờ học thực hành có thể diễn ra trong giờ hành chính hoặc thứ 7, chủ nhật. 

Trong chương trình thực hành, đầu tiên học viên sẽ ưu tiên đào tạo các thao tác về:  sử dụng số, côn, phanh, đánh lái quanh cua, tiến lùi xe,..

Từ ngày 31/12/2022, trong chương trình dạy và thi bằng lái xe ô tô sẽ có sự thay đổi. Các nội dung thực hành của học lái xe ô tô 2023 bao gồm: cabin lái xe, thực hành đường trường, thực hành sa hình.

  • Đối với nội dung lái xe cabin ảo

Tại Thông tư 04/2022/TT-BGTVT quy định:

“Yêu cầu các cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải trang bị và duy trì ca bin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do BGTVT ban hành và theo lộ trình quy định tại khoản 2 Điều 47 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT”.

Như vậy, thí sinh khi thi sát hạch bằng lái ô tô từ năm 2023 sẽ bắt buộc phải tham gia thêm nội dung học lái cabin ảo. Đây là thiết bị máy tính mô phỏng lại các tình huống khi tham gia giao thông thông qua màn hình điện tử. 

Cabin ảo giúp người học làm quen trên máy ca bin trước khi thực hành trực tiếp trên ô tô. Học viên sẽ được dạy những nội dung cơ bản như: 

  • Cách vận hành xe.
  • Thực hành bài “đề pa” lên dốc.
  • Đường quanh co, vuông góc tương tự bài sa hình thi sát hạch.
  • Bài tập nâng cao với kỹ năng lái xe trên các địa hình cao tốc, thành phố, đồi núi,..
  • Đối với nội dung sa hình

Khi học viên đã thuần thục các thao tác điều khiển xe cơ bản, giảng viên sẽ tiến hành dạy 11 bài thi cho kỳ thi sát hạch. Cụ thể:

  • Bài 1: Xuất phát
  • Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ
  • Bài 3: Dừng xe, khởi hành trên dốc
  • Bài 4: Qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc
  • Bài 5: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông.
  • Bài 6: Qua đường vòng quanh co
  • Bài 7: Ghép xe vào chuồng dọc
  • Bài 8: Ghép xe vào chuồng ngang
  • Bài 9: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua
  • Bài 10: Thay đổi số trên đường bằng
  • Bài 11: Kết thúc

Học viên sẽ được thực hành các nội dung lái xe trên tại sân tập của trung tâm đào tạo và đi thực tế đường trường để củng cố tay lái.

bằng b1 lái xe gì
Nội dung sa hình b1 bao gồm 11 bài thi

Tổng thời gian toàn bộ 11 bài thi sa hình B1 là 18 phút. Thời gian bắt đầu được tính từ khi vào bài thi (lúc này xe ở vạch màu trắng trên đường) đến khi ra khỏi bài thi.

Tại các bãi thi đạt chuẩn quốc gia sẽ có hệ thống cảm biến điện tử. Hệ thống này thực hiện công việc chấm điểm tự động, học viên sẽ đạt điểm tối đa 100 điểm nếu không mắc bất cứ lỗi nào và điểm đậu là từ 80 điểm trở lên.

  • Đối với nội dung lái xe đường trường

Khi lái xe đường trường, thí sinh cần chỉ cần thực hiện lái xe trên khoảng 200 – 500 mét với sự giám sát của giám khảo. Bao gồm các nội dung:

  • Xuất phát

Yêu cầu lần lượt vào các số 1, 2, 3 trong 15m đường đầu tiên. Trong đó, nếu không vào được số 3, thí sinh sẽ bị trừ 5 điểm.

  • Tăng số, tăng tốc độ

Khi nhận được tín hiệu tăng tốc độ, tăng số, thí sinh đạp mạnh ga cho xe chạy nhanh hơn và vào số 3. Nếu đang đi ở số 3 thì vào số 4.

  • Giảm số, giảm tốc độ

Nếu xe đang chạy ở số 4, khi có tín hiệu giảm số, giảm tốc độ thì thí sinh về số 3, giảm nhẹ ga để xe đi chậm lại. Tương tự, nếu xe đang ở số 3 thì về số 2.

  • Kết thúc

Khi có tín hiệu báo kết thúc bài thi, thí sinh bật xi nhan bên phải, đỗ xe vào lề, về số 0 và kéo phanh tay lên.

Lái xe đường trường được đánh giá tương đối đơn giản, không gây nhiều áp lực. Người thi chỉ cần thực hiện đúng kỹ thuật, đồng thời giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái để hoàn thành tốt phần thi.

Lưu ý an toàn khi lái xe số tự động B1

Làm quen với xe thật nhuần nhuyễn trước khi sử dụng

Đây là nguyên tắc bất thành văn khi lái bất kỳ dòng xe nào. 

Với xe số tự động, được thiết kế giúp người lái xe thuận tiện, dễ dàng, thoải mái hơn. Tuy nhiên, nếu không làm quen kỹ với xe thì chính sự thuận tiện, thoải mái này lại là nguyên nhân gây chấn thương, tai nạn không mong muốn.

Không điều chỉnh ghế, vô lăng, gương chiếu hậu khi đang di chuyển

Việc điều chỉnh ghế, gương hay vô lăng cần được thực hiện ở bước chuẩn bị, trước khi bắt đầu cho xe lăn bánh. Trong quá trình di chuyển nếu thấy chưa thoải mái, muốn chỉnh lại thì cần dừng xe lại vào lề đường cho phép theo đúng luật giao thông để điều chỉnh.

Không chuyển số về N khi xe đang lăn bánh

Thao tác chuyển số từ D về N khi xe đang lăn bánh sẽ dễ khiến giảm tuổi thọ của hộp số và nguy hiểm cho tài xế khi khó kiểm soát tốc độ của xe. 

Khi chuyển về số N lúc xe đang lăn bánh, đặc biệt là khi đổ dốc hay dừng đèn đỏ sẽ khiến cho xe chạy trớn lên trước. Nhiều người cho rằng làm như vậy sẽ giúp xe tiết kiệm nhiên liệu, nhưng về lâu về dài sẽ không tốt cho các chi tiết, bộ phận bên trong hộp số.

bằng b1 lái xe gì
Chuyển số từ D về N khi xe chạy làm giảm tuổi thọ của hộp số

Không ga thì phanh

Nguyên tắc này đặc biệt cần chú ý đối với tài xế mới, hay tài xế chuyển từ xe số sàn sang xe số tự động. 

Với xe số bạn cần học điều chỉnh chân phanh thật nhuần nhuyễn, bởi khi nhả chân ga, xe số tự động có xu hướng giữ tốc độ, thậm chí lên số cao và tăng tốc khi xe xuống dốc, trái ngược với hiện tượng “hãm động cơ” của xe số sàn khi nhả chân ga. Đây là nguyên tắc “vàng” bạn luôn phải ghi nhớ trong hướng dẫn cách lái xe số tự động.

Khi đang di chuyển, nếu tốc độ đã ổn định, không cần tăng tốc, tài xế nên để chân phải hờ ở chân phanh luôn. Nếu không, khi cần hãm tốc bất ngờ, việc chuyển từ chân ga sang chân phanh sẽ bất tiện hơn. Chưa kể nhiều tài xế tâm lý không vững đạp luôn chân ga thay vì chân phanh càng lại dễ gây tai nạn.

Không bỏ quên số tay, đặc biệt khi đi đường đèo, dốc

Hiện nay, đa phần các dòng xe số tự động đều có chế độ chuyển số tay, số thể thao… Thế nhưng, vì quá quen với chế độ D mà nhiều lái xe thường bỏ qua, thậm chí không biết chế độ này. 

Trong trường hợp bạn đổ đèo, dốc và thường xuyên sử dụng phanh, dễ làm phanh trở nên nóng, thậm chí là cháy má phanh, mất thắng. Sử dụng chế độ chuyển số tay, sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong việc thay đổi các số để hãm phanh mà không cần đạp phanh nhiều.

Không ấn nút khoá trên cần số quá thường xuyên

Việc này sẽ vô tình vô tình chuyển cần số qua vị trí R, điều này cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi tài xế không nhận ra cần số đã chuyển sang R từ khi nào.

Không đi dép hay giày cao gót khi lái xe

Với phụ nữ khi lái xe, tuyệt đối không đi giày cao gót. Gót giày rất dễ mắc vào tấm lót sàn xe dẫn đến việc người lái khó di chuyển, hoặc phản ứng chậm khi chuyển từ chân ga sang chân phanh. 

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên đi dép khi lái xe. Bởi nó sẽ khiến cảm giác ở chân không được đầm, quai dép có thể bung, dễ tuột gây ảnh hưởng đến việc đạp chân ga và chân phanh. 

Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị riêng một đôi giày mềm, đế bằng chắc chắn.

Những lưu ý khác bạn cần chú ý

  • Cầm vô lăng bằng hai tay, thoải mái, linh hoạt
  • Sử dụng tín hiệu xe phù hợp khi di chuyển
  • Chỉ dùng chân phải, KHÔNG DÙNG CHÂN TRÁI khi lái xe
  • Chú ý tới đèn báo vị trí cần số. Nếu đèn nhấp nhánh khi bạn đang điều khiển xe, có thể hộp số tự động đang gặp lỗi. 
  • Luôn đạp chân phanh khi chuyển số.

Ở trên là những nội dung tổng hợp liên quan đến bằng ô tô số tự động. Câu hỏi bằng b1 lái xe gì cũng đã được giải đáp. Nếu có nhu cầu đăng ký học lái bằng B1, bạn có thể tham khảo Trung tâm Đào tạo Lái xe Thái Việt của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *