Bằng lái xe C là loại bằng lái hạng nặng. Những ai có nhu cầu sở hữu nó thì phải trải qua quá trình học và thi không hề dễ dàng. Tuy nhiên, khi hiểu rõ về thủ tục cũng như yêu cầu để thi bằng lái C thì chắc chắn chúng ta sẽ không bị áp lực đè nặng về tâm lý. Cùng đọc bài viết để nắm được các thông tin quan trọng đối với loại bằng này.
Danh mục
Bằng C là bằng lái xe gì?
Bằng lái xe C là giấy phép lái xe hạng nặng được sử dụng để lưu thông khi điều khiển, hành nghề lái xe vận tải có trọng tải lớn. Nếu không có bằng lái xe C các tài xế sẽ bị phạt hành chính nếu bị cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra. Việc sở hữu chiếc bằng hạng C này sẽ giúp các tài xế mở rộng cơ hội việc làm và công việc vận tải của bạn lại sẽ thuận lợi hơn rất nhiều lần so với các loại giấy phép lái xe dưới hạng.
Theo quy định của Thông tư 07/2009/TT-BGTVT, điều 21, hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Người có bằng lái hạng C được tham gia vận tải kinh doanh và không kinh doanh.
Thông tin về Giấy phép lái xe C
Một số thông tin quan trọng mà trước khi đăng ký học bằng lái xe hạng C bạn cần biết như:
Bằng C lái xe gì?
Mỗi loại giấy phép lái xe sẽ cho phép chủ sở hữu lái một số loại xe nhất định.
Như vậy bằng lái hạng C lái được xe nào những hạng xe thường gặp sau:
Xe chở người dưới 09 chỗ (tính cả ghế người lái), bao gồm cả xe số sàn và xe số tự động như hàng loạt dòng xe 2 chỗ – dòng siêu xe như “ngựa”, “bò”…, dòng 4 chỗ như Vios thần thánh, 7 chỗ nồi đồng cối đá Zace, hay như dòng xe 09 chỗ Huyndai Starex.
Xe tải có trọng tải trên 3,5T – tính khối lượng hàng hoá tối đa mà xe được thiết kế có thể chở được theo thông số kĩ thuật của thùng, thành xe, độ cứng của sàn cũng như khả năng chịu tải của động cơ. Không liên quan tới trọng lượng của xe. Thường gọi dân dã là được chạy “hết tải”.
Ngoài ra hạng C là kế thừa của bằng lái xe A4 (chở 1 thùng kéo dưới 1000kg), người có bằng lái hạng C được điều khiển xe máy kéo kéo 01 thùng trên 3500kg.
Độ tuổi được phép học bằng C
Người muốn tham gia kỳ thi sát hạch bằng lái xe hạng C không chỉ có đủ sức khỏe, chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu chung. Mà bắt buộc học viên ≥ 21 tuổi, tính đúng ngày tham gia kỳ thi. Ngoài ra, bạn cần có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương để được xét duyệt thi lấy bằng C.
Thời hạn quy định về bằng lái C
Căn cứ theo quy định tại điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định cụ thể thời hạn cho tài xế sử dụng giấy phép lái xe hạng C có thời hạn sử dụng 05 năm kể từ ngày cấp.
Thủ tục đăng ký học & thi bằng C
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng kí học bằng lái hạng C
Sau khi đã tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng một sức khỏe tốt để học bằng lái xe hạng C các bạn cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để kiểm duyệt trước khi học và đi thi. Hồ sơ bằng lái xe mỗi hạng sẽ khác nhau và bằng lái hạng C cũng khá đơn giản. Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
+ Mẫu đơn đăng ký thi bằng lái xe hạng C mới nhất theo quy định pháp luật
+ 02 Bản CMNN hoặc thẻ căn cước, tất cả đều phải phô tô không cần công chứng
‘+ Giấy khám sức khỏe không quá 6 tháng do các bệnh viện đa khoa quận huyện cấp
+ 12 tấm ảnh 3×4 theo phông chuẩn nền xanh
Bước 2: Học lý thuyết và thực hành
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, bạn có thể đăng kí lịch học lý thuyết và thực hành tại trung tâm. Trung tâm sẽ sắp xếp lịch học phù hợp nhất cho bạn. Tham gia các buổi học do trung tâm tổ chức, các bạn sẽ được đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm hướng dẫn mẹo thi bằng lái xe máy đạt kết quả cao cũng như giải đáp thắc mắc về bài thi sát hạch.
Bước 3: Tham gia kì thi sát hạch cấp giấy phép lái xe máy
Sau khi nộp hồ sơ thi, bạn sẽ được nhận thông báo lịch thi bằng lái. Tới ngày thi, các bạn mang CMND, đến trước ít nhất 30 phút để làm thủ tục. Các bạn sẽ thi lý thuyết và thi thực hành ngay trong 1 buổi, chỉ thi thực hành nếu đã qua bài thi lý thuyết.
Bước 4: Nhận bằng lái xe hạng hạng C
Sau khi thi đậu, học viên sẽ được nhận bằng lái hạng C sau khoảng hai tuần. Khi lấy bằng, bạn cần mang theo CMND và giấy hẹn.
Bằng lái C nâng được lên hạng gì?
Bằng lái C chưa phải là bằng lái có thể sử dụng được các loại xe hạng nặng nhất. Khi có nhu cầu thì bạn vẫn có thể đăng ký để nâng hạng, cụ thể:
- Từ hạng C – hạng D: Hành nghề lái xe ≥ 03 năm và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
- Từ hạng C – hạng FC tương ứng nếu có thời gian hành nghề ≥ 03 năm và số km lái xe an toàn từ 50.000 km trở lên.
- Từ hạng C – hạng E: Hành nghề lái xe ≥ 0 năm và đạt từ 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
Lưu ý với những trường hợp muốn nâng hạng từ bằng B2 lên C thì phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Hoặc muốn nâng từ hạng C lên FC thì nên xác định ngay từ đầu, tránh để quá muộn thì sẽ không kịp chuẩn bị.
Phân biệt giữa bằng lái xe C và các hạng B1 và B2
Bằng B1 chỉ cho phép chủ sở hữu điều khiển xe số tự động để lái xe cá nhân, phục vụ gia đình, không được phép hành nghề lái xe.
Bằng B2 được lái xe số sàn, xe số tự động, xe được phép lái theo quy định của bằng B1. Nếu có nhu cầu lái xe taxi, xe grab, xe cơ quan thì B2 là hạng bằng phù hợp.
Bằng C phù hợp hơn với đối tượng lái xe tải hạng nặng. Bạn có thể sử dụng giấp phép lái xe này để lái xe để phục vụ mục đích kinh doanh hoặc không. Do bằng lái xe hạng C được điều khiển nhiều loại xe và có trọng tải lớn nên phù hợp với chạy xe để kinh doanh dịch vụ vận tải. Chi phí học lái xe hạng C cũng thường lớn hơn các hạng B1 hay B2.
Trên đây là toàn bộ nội dung về bằng lái xe C và thủ tục học, thi loại bằng lái này. Việc tổng hợp những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát nhất về bằng hạng C. Chúc các bạn có nhu cầu sớm thi thuận lợi và có bằng lái trong thời gian sớm nhất để phục vụ nhu cầu của mình.